I. Hành Kim
Hải trung Kim, Kiếm phong Kim, Bạch lạp Kim, Kim bạch Kim, Thoa xuyến Kim, Sa trung Kim.
II. Hành Hỏa
Lư trung Hoả, Sơn đầu Hoả, Tích lịch Hoả, Sơn hạ Hoả, Phú đăng Hoả, Thiên thượng Hoả.
III. Hành Thủy
Giản hạ Thuỷ, Tuyển trung Thuỷ, Trường lưu Thuỷ, Thiên hà Thuỷ, Đại khê Thuỷ, Đại hải Thuỷ.
IV. Hành Thổ
Lộ bàng Thổ, Thành đầu Thổ, Ốc thượng Thổ, Đại trạch Thổ, Bích thượng Thổ, Sa trung Thổ.
V. Hành Mộc
Đại lâm Mộc, Dương liễu Mộc, Tùng bách Mộc, Bình địa Mộc, Tang đố Mộc, Thạch lựu Mộc.


- Thạch lựu Mộc (Canh Thân và Tân Dậu)
Tức cây thạch lựu, thích mọc ở trong thành, nên ưa gặp Thành đầu Thổ, Ốc thượng Thổ và Bích thượng Thổ. Nấu gặp được Sa trung Kim và Hải trung Kim sẽ cát lợi; Gặp Thiên thượng Thuỷ, Tuyển trung Thuỷ và Đại khê Thuỷ đều tốt; gặp Đại hải Thủy sẽ hung. Nếu phối hợp với Mộc, tốt nhất nên chọn Dương liễu Mộc, vì sẽ kết hợp thành hình tượng "liễu xanh hoa đỗ" hài hoà. Gặp Tang đố Mộc cũng có hiệu quả tương tự. Nểu gặp Đại lâm Mộc, sẽ hình thành “một chấm hồng trong vạn gốc xanh" (vạn lục tùng trung nhất điểm hồng), càng là tốt đẹp quý hiếm, nên chủ về thanh quý.
Những quan điểm về sinh khắc, mạnh yếu của sáu mươi hoa giáp như trên được tóm tắt từ cuốn "Tam mệnh thông hội” của Vạn Minh Anh đời Minh. Trước đó, khỉ bàn về nạp âm, các nhà tướng số học thường chỉ dựa trên nguyên lý sinh khắc giản đơn để suy đoán số mệnh một cách đơn điệu, mặt khác, nhiều khi "tứ trụ" không hề có quan hệ sinh - khắc, nên rất khó xác định được cát hung, lành dữ. Cách giải thích trên đây căn cứ vào những mối quan hệ muôn hình vạn trạng giữa mỗi một hành với cả ngũ hành, bởi vậy, đã khiến cho nội dung đoán mệnh càng trở nên phong phú, đầy đủ.